Đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử
1. Đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử (gọi tắt là “đồng hồ nước điện tử”) được dùng để đo đạc lưu lượng dòng chảy lưu chất đi qua vị trí lắp đặt. Đồng hồ sử dụng công nghệ cảm biến điện từ để đo các thông số lưu lượng và hiển thị chúng trên màn hình LCD. Cũng vì vậy, sản phẩm này còn có thể được gọi là “đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ”. Đây là dạng đồng hồ có khả năng đo đạc chính xác nhất hiện nay.Về cơ bản đơn giản nhất với nguyên tắc hoạt động đầu tiên bắt nguồn từ Định luật Faraday. Dùng để đo lưu lượng chất lỏng có tính dẫn điện. Thường được sử dụng trong các môi trường chất thải, hóa chất, nước sạch….
2. Ưu điểm.
-Lựa chọn hợp lý chất liệu lót cảm biến và cực, nghĩa là chống mài mòn tốt
-Bộ phận chuyển đổi áp dụng một phương pháp kích thích mới, với mức tiêu thụ điện năng thấp, điểm 0 ổn định và độ chính xác cao. Phạm vi dòng chảy có thể đạt 150: 1
-Đỗ trễ cũng như thời gian đo gần như ngay lập tức khi có lưu chất di chuyển qua vị trí làm việc của đồng hồ lưu lượng.
-Bộ phận chuyển đổi có thể được tích hợp hoặc tách rời với cảm biến điện từ.
-Bộ phận chuyển đổi sử dụng bộ vi xử lý hiệu suất cao 16 bit, màn hình 2x16LCD, cài đặt tham số thuận tiện và lập trình đáng tin cậy
-Đồng hồ đo lưu lượng điện từ là một hệ thống đo lường hai chiều với ba bộ tổng tích hợp: tổng thuận, tổng nghịch và tổng chênh lệch; nó có thể hiển thị dòng thuận và nghịch, và có nhiều đầu ra: dòng điện, xung, giao tiếp kỹ thuật số, HART
-Bộ phận chuyển đổi áp dụng công nghệ gắn kết bề mặt (SMT), với các công dụng tự kiểm tra và tự chẩn đoán
-Độ chính xác phép đo không bị tác động bởi những thay đổi về mật độ chất lỏng, độ nhớt, nhiệt độ, áp suất và độ dẫn.
-Không vật cản trong đường ống đo nên không bị mất thêm áp suất, và bộ phận chuyển động trong đường ống đo nên cảm biến có tuổi thọ rất cao.
-Phép đo không bị tác động bởi những thay đổi về mật độ lưu chất, độ nhớt, nhiệt độ và áp suất.
-Không có bộ phận cản trở trong ống đo, dẫn đến tổn thất áp suất, yêu cầu thấp đối với đoạn ống thẳng. Khả năng thích ứng độc đáo với phép đo bùn.
-Mặt đồng hồ hiển thị hiện đại, với 3 dãi thông số đo lường khác nhau.
-Sử dụng nguồn điện áp thông dụng hiện nay như 110v 220v hay 380v.
3. Cấu tạo, nguyên lý đồng hồ lưu lượng nước điện tử.
Cấu tạo.
-Thân đồng hồ: Thường được làm bằng inox hoặc gang sơn epoxy chống ăn mòn.
-Bộ phận cảm biến: Dùng để đo lưu lượng nước bằng tín hiệu điện từ hoặc siêu âm.
-Bộ xử lý trung tâm: Xử lý dữ liệu từ cảm biến và hiển thị thông tin lên màn hình.
-Màn hình hiển thị: Hiển thị thông số đo được như lưu lượng tức thời, lưu lượng tổng.
-Nguồn cấp điện: Hoạt động bằng pin hoặc điện lưới, đảm bảo vận hành liên tục.
4. Nguyên lý làm việc.
-Đồng hồ đo lưu lượng nước điện tửbao gồm một đường ống phi từ tính được lót bằng vật liệu cách nhiệt. Một cặp cuộn dây từ tính được đặt ở vị trí vuông góc với dòng chảy và một cặp cực xuyên qua đường ống và lót của nó.
-Khi chất lỏng chảy qua ống dưới tác động của từ trường mật độ riêng do cuộn dây điện từ tạo ra, lượng điện áp (E) tạo ra trên các điện cực được dự đoán theo định luật tỷ lệ với tốc độ (V) tỷ lệ với chất lỏng.
-E = KV.
-Trong đó.
-E = lượng điện áp tạo ra ở cực.
-V = vận tốc của chất lỏng chảy qua ống.
-K = hằng số hiệu chuẩn của đồng hồ.
5. Lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo lưu lượng điện từ.
-Một số lưu ý khi khách hàng sử dụng máy đo lưu lượng nước điện tử
-Khi lắp đặt đồng hồ đúng theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật để đảm bảo chất lượng đo chính xác và nâng cao tuổi thọ.
-Các đầu lưu phải được nối đúng cách để tránh các sai số do dòng điện rò trong chất lỏng
-Lót của thiết bị phải có độ cách điện cao, khả năng chống ăn mòn tốt.
-Cả hai cực phải tiếp xúc với chất lỏng. Thường sử dụng bằng inox 316 nhưng trong trường hợp những dòng lưu chất khác nhau cần sử dụng bằng các chất liệu phù hợp.
6. Hướng dẫn lắp đặt và cài đặt.
-Thứ nhất, hầu hết các sản phẩm đều kết nối bằng mặt bích nên việc lắp đặt rất dễ dàng. Nhưng cần độ chính xác và tỉ mỉ cao, tránh vênh lệch rò rỉ. Thực hiện bằng nguyên lý cảm ứng điện từ nên nước đi qua các mắt Sensor phải đầy ống để đồng hồ đo chính xác nhất.
-Thứ hai, lắp đặt đồng hồ theo phương nằm ngang để lưu lượng nước đi qua luôn đầy, hỗ trợ việc đo lường ổn định.
-Thứ ba, lắp đồng hồ các vị trí cách máy bơm khoảng 4 – 5m, tránh việc áp lực lớn gây ra tại đồng hồ. Giúp tăng tuổi thọ của đồng hồ cao hơn. Việc đo và đưa ra số liệu sẽ đảm bảo ít sai số nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
SĐT: 0985.855.085
GMAIL: onebluetq@gmail.com
Website: www.motmauxanh.com